Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

Tổng hợp các sự kiện giao thông nổi bật 2013

 Tổng hợp bởi định vị xe máy vietglobal
Khởi công, khánh thành 124 dự án, công trình trong bối cảnh Chính phủ vẫn đang thực hiện chính sách tiết giảm đầu tư công; Tiết giảm chi phí đầu tư 35.517 tỷ đồng nhờ thay đổi thiết kế, phân kỳ đầu tư phù hợp hơn; Năm thứ hai liên tiếp TNGT giảm cả ba tiêu chí nhờ những hành động quyết liệt chấn chỉnh trật tự ATGT... Năm 2013 ghi nhận ngành GTVT đầy ắp những sự kiện được xã hội đánh giá cao.

1. Kỷ lục xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật và đề án 

Năm 2013, năm đầu tiên công tác xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật và đề án của Bộ GTVT đã hoàn thành vượt mức kế hoạch, với việc đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 35 văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, đề án, quy hoạch và đề án khác (kế hoạch được giao là 23 văn bản và đề án), trong đó có Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông Đường thủy nội địa. Bộ GTVT đã ban hành theo thẩm quyền 67 Thông tư, Thông tư liên tịch. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và kịp thời sửa đổi bổ sung những văn bản không còn phù hợp hoặc ban hành những văn bản mới đáp ứng nhu cầu thực tiễn của cuộc sống. Công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực GTVT đã được tăng cường thêm một bước quan trọng.
2. Khởi công, khánh thành 124 dự án trong bối cảnh đầu tư công bị cắt giảm kinh phí
Việc đưa vào khai thác 25km đầu tiên của cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đã rút ngắn thời gian từ Nội Bài đi Vĩnh Phúc còn 20 phút
Việc đưa vào khai thác 25km đầu tiên của cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đã rút ngắn thời gian từ Nội Bài đi Vĩnh Phúc còn 20 phút

Trong bối cảnh kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn đầu tư bị cắt giảm, nhưng năm 2013, Bộ GTVT đã nỗ lực tìm nhiều giải pháp để khởi công 78 dự án mang tính cấp bách như: Đồng loạt khởi công các dự án cải tạo mở rộng QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên, cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi - tuyến cao tốc đầu tiên qua khu vực miền Trung, cầu Vàm Cống, cầu Cao Lãnh, cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng... 

Cũng trong năm này, ngành GTVT đã hoàn thành và đưa vào khai thác 46 dự án, công trình, trong đó có nhiều dự án giao thông lớn như QL3 mới, các đoạn tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, TP HCM - Long Thành - Dầu Giây... Trong đó, có nhiều dự án vượt tiến độ từ 2 đến 9 tháng nhờ sự quyết liệt, sáng tạo của chủ đầu tư, nhà thầu như Cảng hàng không Phú Quốc, đường cất hạ cánh sân bay Phú Bài - Huế, sân bay Tân Sơn Nhất, Cảng Cái Mép - Thị Vải... Nỗ lực của ngành GTVT được Quốc hội, Chính phủ và nhân dân đánh giá cao.
3. Kỷ lục huy động vốn xã hội đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông

Năm đầu tiên, số vốn ngoài ngân sách được huy động vào các dự án ngành giao thông lên tới 80.000 tỷ đồng. Số vốn ngoài ngân sách đầu tư cho 2 dự án trọng điểm là QL1 và đường HCM qua Tây Nguyên chiếm tới 43% tổng mức đầu tư. Có được kết quả này do Bộ GTVT đã chủ động, sáng tạo, đề xuất Chính phủ và các bộ, ngành nhiều giải pháp tháo gỡ cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, tạo sự kết nối giữa các đơn vị cung cấp tín dụng và các nhà đầu tư BOT. Trong điều kiện ngân sách hạn chế, chủ trương và kết quả này của Bộ GTVT được Chính phủ, Quốc hội đánh giá là một điểm sáng trong việc huy động vốn tư nhân đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông. Từ đây, mở ra một hướng mới trong việc xã hội hóa thu hút vốn đầu tư để xây dựng hạ tầng, từng bước khẳng định việc thực hiện mục tiêu đột phá hạ tầng đến năm 2020 mà Nghị quyết Đại hội Đảng XI đề ra là hoàn toàn khả thi.
4. Chấn chỉnh, nâng cao chất lượng hiệu quả công trình, nhà thầu phải đền công trình kém chất lượng

Đó là chỉ đạo xuyên suốt của Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ GTVT. Chủ trương này đã được hiện thực hóa bằng những việc làm cụ thể. Với việc xây dựng mới các dự án, công trình đảm bảo chất lượng, tiến độ, các công trình đều phải rà soát từ khâu thiết kế sao cho tiết kiệm nhất tổng vốn đầu tư. Tính chung cả năm, nhờ việc thay đổi thiết kế phù hợp hơn, Bộ GTVT đã tiết giảm được 35.517 tỷ đồng. 

Đã thực hiện việc đánh giá, xếp loại năng lực nhà thầu, chủ đầu tư, tư vấn, từ đó cương quyết loại bỏ các đơn vị yếu kém ra khỏi các cuộc đấu thầu. Tiếp đó, Bộ GTVT ban hành Đề án Hoàn thiện cơ chế quản lý và công tác tổ chức quản lý tiến độ, chất lượng và giá thành xây dựng công trình giao thông. Quy định cụ thể trách nhiệm của đại diện chủ đầu tư, nhà thầu phải tăng thời gian bảo hành chất lượng công trình. Nhà thầu phải đền khi làm công trình kém chất lượng.Bộ GTVT đã xử lý kiên quyết các đơn vị, cá nhân liên quan đến công trình kém chất lượng trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua Gia Lai, dự án mở rộng QL1 đoạn Hà Nam-Ninh Bình-Thanh Hóa, chất lượng móng cọc hộ lan dự án đường cao tốc TP Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây...
5. Năm thứ hai liên tiếp TNGT giảm cả 3 tiêu chí

Năm 2013, tuy có xảy ra nhiều vụ TNGT cả đường bộ và đường thủy nghiêm trọng, nhưng nhờ nỗ lực chung cả hệ thống chính trị, của toàn ngành GTVT, TNGT đã giảm 5,19% số vụ, 0,58% số người chết, 9,36% số người bị thương so với năm 2012. Đây là năm thứ hai liên tiếp kéo giảm được số vụ TNGT, số người chết và số người bị thương vì TNGT. Cũng là năm thứ hai giảm được người chết ở mức dưới 10 ngàn người. Số người chết giảm còn 9.369 người. 

Có được kết quả này là nhờ hàng loạt biện pháp siết chặt quản lý, giảm TNGT, ùn tắc giao thông được triển khai hiệu quả như: ban hành các Thông tư, quy định mới về vận tải ô tô, tổ chức lại vận tải, đồng loạt kiểm soát tải trọng xe trên nhiều quốc lộ, lắp thiet bi dinh vi giám sát hành trình cho xe kinh doanh vận tải, trang bị hệ thống tự động nhận dạng cho tàu cánh ngầm, đo nồng độ cồn siêu nhanh theo phương thức mới... Cách tuyên truyền cũng đã thay đổi với nhiều hoạt động tạo dấu ấn như Lễ tưởng niệm nạn nhân TNGT với sự tham gia cầu siêu của hàng trăm nhà sư và hàng nghìn thân nhân người bị nạn, trao giải Vô lăng vàng tôn vinh các doanh nghiệp và lái xe có thành tích xuất sắc trong đảm bảo an toàn giao thông... 

Lần đầu tiên, các Thứ trưởng Bộ GTVT dẫn đầu nhiều đoàn đồng loạt đi kiểm tra công tác quản lý Nhà nước về vận tải tại 63 tỉnh thành và có kết luận chấn chỉnh hoạt động này tại các địa phương. Sau khi có kết luận kiểm tra của Bộ GTVT, các địa phương đều tổng kiểm tra vận tải ô tô trên địa bàn, tạo bước chuyển biến rõ rệt về quản lý Nhà nước về vận tải khách, vận tải hàng hóa trên cả nước, giúp kéo giảm TNGT.
6. Đồng loạt tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp tạo bước phát triển bền vững

Trong bối cảnh tiến trình cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp Nhà nước của cả nước dậm chân tại chỗ, Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ GTVT đã thể hiện thái độ quyết liệt: “Thay lãnh đạo nếu chần chừ cổ phần hóa”. Đến nay, Bộ GTVT đã CPH đúng tiến độ 44 doanh nghiệp, trong đó có 11 tổng công ty lớn như Vietnam Airlines và tổng công ty đang thua lỗ như Cienco 8. Không chỉ CPH, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ GTVT đều đồng loạt triển khai đề án tái cơ cấu hoặc đổi mới toàn diện nhằm tạo bước phát triển đột phá và bền vững. Đơn cử như Cục Đường thủy nội địa chuyển đổi mô hình, tách bạch quản lý Nhà nước và công tác duy tu, bảo trì đường thủy; Tổng cục Đường bộ chuyển đổi các Khu đường bộ thành Cục đường bộ; thành lập Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy, chấm dứt thời gian thí điểm mô hình tập đoàn Vinashin...

Sự quyết liệt trong việc CPH doanh nghiệp của ngành giao thông được Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội coi là điểm sáng, cần nhân rộng. Từ thực tế này, tại cuộc họp Chính phủ mở rộng với 63 tỉnh, thành triển khai Nghị quyết của Quốc hội và nhiệm vụ KT-XH năm 2014. Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải đẩy mạnh CPH doanh nghiệp trong năm 2014.
7. Dừng hàng loạt trạm thu phí, thu phí bảo trì đường bộ đạt kết quả cao 

Từ 1/1/2013, thực hiện thu phí bảo trì đường bộ qua đầu phương tiện. Tuy là năm đầu tiên triển khai, nhưng riêng Quỹ bảo trì đường bộ T.Ư đạt 5.400 tỷ đồng, vượt kế hoạch 1.400 tỷ đồng. 100% tỉnh, thành đã ban hành và thực hiện thu phí với xe máy. Việc vượt thu là bằng chứng thể hiện chính sách thu phí qua đầu phương tiện đã được người dân đồng tình. Bên cạnh đó, để bảo vệ quyền lợi người dân, Bộ GTVT đã tham mưu cho Chính phủ quyết định xóa bỏ 22 trạm thu phí để loại bỏ tình trạng “phí chồng phí”. Sự quyết liệt của Bộ GTVT đến mức, trong khi chưa thỏa thuận được với nhà đầu tư về giá mua lại quyền thu phí hai trạm Hoàng Mai (Nghệ An), Bãi Cháy (Quảng Ninh), Bộ GTVT đã đề nghị Chính phủ cho phép dùng tiền Quỹ Bảo trì đường bộ ứng trả tiền mua vé cho người dân qua trạm không mất phí.
8.Tiết kiệm từng đồng ngân sách 

Lãnh đạo Bộ GTVT đã chỉ đạo toàn Ngành triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Các đơn vị hành chính sự nghiệp đã tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước 31,8 tỷ đồng. Các lễ khởi công, khánh thành đã được thực hiện triệt để tiết kiệm như: không ca nhạc, không tổ chức tiệc chiêu đãi, không hoa cài áo...

Chủ trương tiết kiệm từng đồng ngân sách của lãnh đạo Bộ GTVT còn được thể hiện bằng việc Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ GTVT tiên phong đi máy bay giá rẻ với mức chi phí giảm còn một phần ba so với đi máy bay hạng thương gia. Cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ cũng bắt đầu thực hiện chủ trương này. Theo ước tính, chỉ trong 3 tháng cuối năm 2013, việc đi giá rẻ thay vì đi máy bay hạng thường và thương gia, đã giúp Bộ GTVT tiết kiệm khoảng 500 triệu đồng. Văn phòng Bộ GTVT đã ký hợp đồng khách hàng công ty với Jetstar Pacific và Vietjet Air để có được một số điều kiện thuận lợi hơn cho công chức khi sử dụng dịch vụ tiết kiệm này. Việc Bộ GTVT chọn đi máy bay giá rẻ để tiết kiệm đã tác động lớn đến các bộ ngành khác, được dư luận đánh giá cao. 
9. Những “người mở đường” không bị lãng quên

Với quan điểm “tri ân người đi trước không bao giờ là muộn”, lãnh đạo Bộ GTVT và Công đoàn ngành GTVT đã thành lập Quỹ Đền ơn đáp nghĩa Thanh niên xung phong (TNXP). Quỹ này ban đầu đã kêu gọi được các doanh nghiệp, nhà hảo tâm đóng góp hơn 10 tỷ đồng. Việc Quỹ TNXP ra đời nhằm hỗ trợ những cựu TNXP trên cả nước, những người từng đi “tiên phong” mở đường qua hai cuộc chiến giành độc lập dân tộc, nhưng nay cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Mục tiêu của Quỹ nhằm trao được 10.000 sổ tiết kiệm, 70 nhà tình nghĩa cho những cựu TNXP nghèo trên cả nước nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành GTVT (1945-2015).
10. Tăng trưởng hàng không vượt mong đợi

Vượt ngoài dự báo, thị trường hàng không hồi phục và tăng trưởng cao so với mức trung bình của thế giới. Tổng thị trường vận chuyển ước đạt 29,59 triệu lượt hành khách, 630.000 tấn hàng hóa, tăng tương ứng 16,7% và 19,6% so với năm 2012. 

Sản lượng thông qua các cảng hàng không ước đạt 325.000 lần hạ cất cánh, 44 triệu lượt hành khách, 769.000 tấn hàng hóa, bưu kiện, tăng tương ứng 5,4%, 17,5% và 18,6% so với năm 2012. Năm 2013, mở thêm được 19 đường bay mới nội địa và quốc tế.

Lần đầu tiên, 3 hãng hàng không nội địa đều báo lãi. Đặc biệt, chỉ sau 2 năm khai thác, hãng hàng không tư nhân Vietjet Air đã có lợi nhuận và ký hợp đồng nguyên tắc mua 100 tàu bay của Airbus. Hợp đồng trị giá hơn 9 tỷ USD này của Vietjet Air gây nhiều chú ý của dư luận.
xem thêm : thiết bị cảm biến tải trọng đo xăng dầu, chống hút trộm nhiên liệu định vị xe máy, dinh vi oto

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Copyright © . THIẾT BỊ ĐỊNH VỊ - Posts · Comments
Theme Template by BTDesigner · Powered by Blogger