Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

TNGSHT: xe chạy tốc độ từ 132km/h đến 436km/h

- 0 nhận xét
Dinh vi xe may vietglobal – Đó là xe khách của một doanh nghiệp vận tải tại tỉnh Hòa Bình. Vận tốc được thiết bị giám sát hành trình (TBGSHT) ghi nhận từ số xe khách này lên đến 436km/h.

Kỳ lạ chuyện xe khách ở Việt Nam có tốc độ nhanh hơn siêu xe 1
Xe khách chạy với tốc độ của siêu xe là do “hộp đen” báo nhầm. (ảnh minh họa)
4 xe khách của Công ty TNHH TM và DV Hiển Vinh qua trích xuất dữ liệu từ hộp đen và thiết bị cảm biến nhiên liệu cho thấy đều chạy tốc độ từ 132km/h đến 436km/h. Nếu như đây là sự thật thì thời gian vận chuyển từ Hòa Bình về Hà Nội sẽ chỉ còn chưa đến 7 phút.
Tuy nhiên, Thanh tra Bộ GTVT khẳng định, đây là điều phi lý và lỗi là do thiết bị giám sát hành trình báo sai số liệu. Công ty TNHH TM và DV Hiển Vinh cũng thừa nhận những TBGSHT được lắp trên xe khách của đơn vị đã báo sai dữ liệu.
Các con số nêu trên được đưa ra trong báo cáo kết quả thanh tra việc chấp hành các quy định vận tải khách tại tỉnh Hòa Bình của Thanh tra Bộ GTVT. Kết quả cho thấy, bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn hiện tượng các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải khách khoán trắng phương tiện cho lái xe, không khám đầy đủ sức khỏe lái xe…
Xe khách của 3 đơn vị kinh doanh vận tải khác đều có số lần vi phạm tốc độ lớn như: “Công ty TNHH DVVT Hòa Bình có 8/15 xe vi phạm tốc độ 315 lần; HTX vận tải Hoàng Kim có 5/20 xe vi phạm tốc độ 128 lần và HTX VTHH và DL Yên Thủy có 6/15 xe vi phạm tốc độ 46 lần.
website:
http://dinhvioto24h.jimdo.com/tin-tức/thiết-bị-giám-sát-hành-trình
[Continue reading...]

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Loạn giá cả chất lượng thiết bị giám sát hành trình

Thực tế cho thấy thị trường thiết bị giám sát hành trình  đang hoạt động khá xô bồ với đa dạng và phong phú về chủng loại, giá cả cũng như nguồn gốc xuất xứ. Nhiều nhà cung cấp chào bán thiết bị GSHT (đã hợp chuẩn) với giá từ 8 đến 9 triệu đồng, song cũng có rất nhiều thiết bị bán ra trên thị trường với mức giá chỉ hơn 2 triệu đồng.

Trao đổi với Ông Vũ Trọng Phụng, Công ty CP Vận tải Hoa Nam, chúng tôi nhận thấy hiện đang có quá nhiều công ty tham gia cung cấp thiết bị GSHT và thiết bị cảm biến tải trọng. Họ đến chào hàng với nhiều mức giá khác nhau, trong khi hầu hết các doanh nghiệp vận tải đều tù mù không biết lựa chọn thiết bị như thế nào là tốt, là đạt chuẩn theo quy định.

Trên thực tế, mặc dù Bộ GTVT đã ban hành QCVN 31:2011/BGTVT quy định cụ thể 6 tiêu chí đối với thiết bị GSHT lắp trên xe ô tô, nhưng nhiều nhà cung cấp thiết bị lại sẵn sàng lừa khách hàng để kiếm lời.

Đại diện một đơn vị cung cấp thiết bị GSHT giấu tên đã chia sẻ: “Cùng một loại thiết bị GSHT, nhưng nhiều khi giữa sản phẩm đăng ký mẫu với sản phẩm bán ra thị trường lại không đồng nhất. Thông thường khi đăng ký mẫu, thiết bị có 10 tính năng, nhưng khi cung cấp cho doanh nghiệp, nhà sản xuất cắt xén chỉ còn 7 - 8 tính năng. Cách làm này vừa giúp họ tăng thu, giảm chi, vừa tạo ra một sản phẩm giá rẻ để cạnh tranh với nhà cung cấp khác”.


Nhiều HTX vận tải mỗi xe lắp 1 loại hộp đen khác nhau với tính năng cũng khác nhau. Ảnh minh họa
.

Do các doanh nghiệp, HTX vận tải không hiểu biết nhiều về khoa học - công nghệ, không nắm rõ các quy chuẩn mới ban hành nên họ rất dễ trở thành “miếng mồi ngon” cho các nhà cung cấp thiết bị GSHT lợi dụng.

Ông Nguyễn Ngọc Xuân - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải An Giang cung cấp cho phóng viên về trường hợp của HTX D.V, họ có khoảng 100 phương tiện chạy vận tải khách liên tỉnh, nhưng do không có sự thống nhất trong HTX nên mỗi chủ xe lắp thiết bị GSHT của một hãng. “Ban đầu họ không hiểu gì, nghĩ là lắp để đối phó, để được cấp phù hiệu, sổ nhật trình... Đến nay khi cơ quan Nhà nước mở đợt kiểm tra thì họ mới vỡ ra là tất cả thiết bị đã lắp đều không đủ tính năng, dù số thiết bị trên họ đang lắp của trên 10 nhà cung cấp khác nhau”.

Ông Xuân cũng chia sẻ thêm về trường hợp của HTX vận tải thủy bộ Đoàn Kết do ông đứng đầu: “Sau khi lắp thiết bị trên phương tiện, DN đã thanh toán đầy đủ số tiền theo hợp đồng, nhưng sau một thời gian thấy thiết bị không hoạt động, DN gọi cho nhà cung cấp thì họ “lật lọng” đòi thêm tiền, nói DN mới chỉ thanh toán tiền thiết bị chứ chưa trả phí dịch vụ nên họ cắt”.

Ông Nguyễn Văn Thạc - Giám đốc Công ty CP vận tải Nam Trực phàn nàn: “Có hiện tượng thiết bị lắp chập chờn, lúc hoạt động, lúc không, các tính năng cung cấp theo các tiêu chí Bộ GTVT đề ra cũng không hoàn hảo. Đa phần thiết bị không thống kê được số lần đóng mở cửa xe ở các xe dòng cũ, không xác định được tốc độ khi phương tiện đi vào đường đèo dốc, vùng núi... Đến khi bị xử phạt, ai sẽ chịu cho chúng tôi?”.


Nhiều tài xế cố tình làm hỏng thiết bị GSHT để tránh bị kiểm soát. Ảnh minh họa

Thực tế, không ít trường hợp thiết bị hỏng là do người sử dụng. Ông Nguyễn Tuấn Anh - Giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải ôtô số 2, cho biết: “Thiết bị chỉ có lợi cho doanh nghiệp, xã hội chứ không có lợi ích gì cho lái xe nên lái xe tìm nhiều cách đối phó, hòng thoát khỏi sự giám sát của DN. Lái xe ỷ vào công nghệ của thiết bị chưa hoàn thiện, thường xuyên tìm cách phá hỏng thiết bị. Trước đây, từng có thời điểm 90% lái xe báo hỏng thiết bị nhưng khi kiểm tra mới vỡ ra là do lái xe ngắt nguồn điện”.

Ở góc độ khác, ông ĐTA - GĐ Công ty điện tử có tiếng cho biết: “Ngoài nguyên nhân từ nhà cung cấp, còn có thực tế là nhiều DN, HTX vận tải không quan tâm đến trạng thái hoạt động của thiết bị. Có trường hợp thiết bị gặp sự cố đến cả tháng họ cũng không hay biết. Khi chúng tôi phát hiện và cử người đến sửa, thì chính bản thân DN cũng tỏ ra không mặn mà trong việc bảo hành. Còn có những trường hợp, không chịu đóng phí duy trì dịch vụ máy chủ hàng tháng, dẫn đến thiết bị không thể hoạt động theo quy định Nhà nước”.

Thiết bị nhập khẩu khó đạt chuẩn

Qua đợt kiểm tra đầu tiên của Thanh tra Bộ GTVT, đã có 3 nhà cung cấp thiết bị GSHT bị rút giấy phép, trong đó có tới 2 nhà cung cấp là đơn vị “nhập khẩu” thiết bị GSHT. Những nhà cung cấp này chỉ tham gia vào thị trường như một khâu trung gian để kiếm lời. Họ không có nhà xưởng, không có các kỹ thuật viên chuyên trách nên khi thiết bị trục trặc họ cũng không thể sửa chữa được.

Ông Thái Cường Quốc, đại diện Công ty Điện tử Ánh Dương cho biết: “Thiết bị GSHT chuẩn, nhập khẩu từ nước ngoài thường có giá cao hơn thiết bị trong nước từ 1,5 - 2 lần. Tuy nhiên, các đơn vị nhập khẩu trong nước sẵn sàng nhập khẩu thiết bị giá rẻ, chất lượng kém để bán kiếm lời. Bên cạnh đó, do bản thân họ không làm chủ được công nghệ nên khi cơ quan quản lý Nhà nước bổ sung tiêu chuẩn mới, họ cũng khó thực hiện được”.

Vào thời điểm cách đây 2 năm, khi thị trường thiết bị GSHT bắt đầu nóng lên với quy định bắt buộc lắp đặt thiết bị GSHT, các doanh nghiệp ồ ạt “nhảy” vào thị trường này, bán sản phẩm thu được một món tiền là họ biến mất khỏi thị trường. Do vậy khi cần bảo hành hoặc nâng cấp thiết bị, chỉ có khách hàng là thiệt thòi nhất.

Trong khi đó, một số nhà cung cấp trong nước lại hướng sâu hơn vào dịch vụ chăm sóc khách hàng và cung cấp tính năng mới cho thiết bị.

Bài toán đặt ra là các nhà cung cấp thiết bị GSHT cần tìm giải pháp hoàn thiện về công nghệ để giúp các doanh nghiệp vận tải quản lý hiệu quả hoạt động của phương tiện và người lái trên đường. Và đặc biệt khi cơ quan quản lý Nhà nước kiểm tra, có thể giúp doanh nghiệp tránh được những thiệt hại không đáng có.

website:
http://dinhvioto24h.jimdo.com/tin-tức/thiết-bị-giám-sát-hành-trình
[Continue reading...]

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

Thiết bị giám sát hành trình chọn đúng gói cước 10000

- 0 nhận xét
Là yêu cầu bắt buộc của ngành vận tải, những thiết bị giám sát hành trình tưởng như sẽ tê liệt khi cước 3G tăng giá nay đã có giải pháp với gói cước 10.000 đồng/tháng từ VinaPhone. 
 
Trên thực tế, trước khi có đề nghị này của các doanh nghiệp vận tải, VinaPhone đã thiết kế một gói cước tương tự với tên gọi ez10. Theo đó, với 10.000 đồng, khách hàng sẽ có 50Mb dung lượng miễn phí với đơn vị tính theo block 1kb+1kb. Đây là gói cước phù hợp để doanh nghiệp thực hiện các yêu cầu của Bộ Giao thông Vận tải đối với thiết bị giám sát hành trình.

Đại diện của VinaPhone khuyến cáo, khách hàng nên sử dụng đúng gói cước chuyên biệt dành cho thiết bị giám sát hành trình để hưởng cước thuê bao và cách tính đúng với lĩnh vực đặc thù. Việc sử dụng gói cước di động không chuyên biệt cho thiết bị giám sát hành trình thì cách tính cước sẽ hoàn toàn khác và dẫn tới việc phát sinh phí phụ trội.


Bên cạnh đó, trên thị trường có một số loại thiết bị giám sát , thiết bị cảm biến tải trọng hiện đại hơn thường được sử dụng cho xe khách đường dài, xe khách chất lượng cao, container hàng giá trị… thì việc chọn gói cước giám sát hành trình cũng phải khác. Các thiết bị này có khả năng gửi cả các đoạn video độ phân giải thấp (video giám sát) về trung tâm để giám sát phía trong xe nên mức độ sử dụng dữ liệu lớn hơn nhiều (có thể lên đến ~1GB/tháng), gửi cảnh báo trong các trừong hợp bị hút trộm nhiên liệu bất thuờng


Trong trường hợp này, gói ez10 sẽ không phù hợp mà nhà xe nên sử dụng gói ezMAX50 (50.000đ/tháng) hoặc ezMAX100 (100.000đ/tháng) mới đáp ứng được.

website:
http://dinhvioto24h.jimdo.com/tin-tức/thiết-bị-giám-sát-hành-trình
[Continue reading...]

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Áp dụng gói cước 10000đồng/ tháng cho hộp đen

- 0 nhận xét
Việc các nhà mạng đồng loạt tăng giá cước dịch vụ 3G vừa qua đã làm đội chi phí sử dụng các thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) trên ô tô của các doanh nghiệp (DN) vận tải. Mới đây, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VTOT), Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) đã kiến nghị các nhà mạng đưa ra gói cước 3G áp dụng cho hộp đen với mức cước là 10.000 đồng/tháng trước ngày 16/11.

Sẽ có gói cước chuyên biệt cho thiết bị giám sát hành trình và thiết bị cảm biến tải trọng cho doanh nghiệp sử dụng

Sở dĩ sự việc này được đưa ra vì hiện có khoảng 50.000 phương tiện vận tải đã lắp thiet bi dinh vi với các tính năng hoạt động bằng sim 3G gắn trên thiết bị. Bộ GTVT cũng đang sửa đổi Nghị định 91/CP (ngày 21/10/2009) về điều kiện kinh doanh vận tải và sẽ mở rộng đối tượng phải lắp thiết bị này, gồm cả taxi và ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa thông thường. Đối tượng sử dụng hộp đen sẽ tăng, nên chỉ một thay đổi nhỏ về giá cước cũng sẽ gây tác động lớn.
Giá cước 3G tăng khiến nhiều hộp đen đột ngột mất tín hiệu do tài khoản bị hết tiền.

Phó Chủ tịch Hiệp hội VTOT Việt Nam, Thân Văn Thanh cho biết: Chi phí đầu vào tăng theo giá xăng, giá điện, khiến các DN vận tải hết sức lao đao. Hiện nhiều DN chưa bị ảnh hưởng bởi cước 3G tăng do hợp đồng cung cấp trọn gói được ký từ trước vẫn còn hiệu lực. Tuy nhiên, những DN sử dụng dịch vụ nạp tiền trực tiếp thì rất lo lắng. Một DN tại tỉnh Thái Bình cho biết, họ có 300 xe vận tải, mỗi ngày nạp 5.000 đồng phí dịch vụ 3G/xe thì chi phí họ phải chi ra trong một ngày lên tới 1,5 triệu đồng.

Đại diện các DN cung cấp hộp đen cho biết: Kể từ khi tăng cước 3G (từ ngày 16/10), nhiều DN ước tính phải nạp tiền cước phát sinh lên tới 45 - 170 triệu đồng/tháng. Thực tế, nhiều DN không đủ tiềm lực tài chính để nạp thêm. Nếu tình trạng này kéo dài, chắc chắn nhiều DN sẽ tạm ngừng lắp hoặc cho hộp đen ngừng hoạt động.
Điều tra việc tăng giá cước 3G
Ông Nguyễn Phương Nam, Cục phó Cục Quản lý cạnh tranh (QLCT - Bộ Công Thương) cho biết: Sau khi VinaPhone, MobiFone, Viettel đồng loạt điều chỉnh tăng cước 3G, dư luận đặt câu hỏi: Có phải các DN này vi phạm luật cạnh tranh? Cục QLCT đã yêu cầu 3 DN trên cung cấp toàn bộ thông tin cụ thể về vấn đề này, đồng thời sẽ công khai cho dư luận được rõ.

Theo ông Khuất Việt Hùng - Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT), tại buổi làm việc mới đây giữa Bộ Thông tin và Truyền thông (TT - TT) và 4 nhà mạng di động là: VinaPhone, MobiFone, Viettel và VietNamobile, các mạng di động nhất trí sẵn sàng đưa ra gói cước mới với chất lượng dịch vụ theo yêu cầu áp dụng cho các đơn vị kinh doanh vận tải và kinh doanh dịch vụ giám sát hành trình thực hiện duy trì thiết bị giám sát hành trình.

Theo đó, Hiệp hội vận tải đã đề xuất gói cước dịch vụ dữ liệu cho thiết bị giám sát hành trình chỉ với mức cước 10.000 đồng/tháng. Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng đề nghị các mạng di động đồng ý để các DN kinh doanh vận tải và DN cung cấp dịch vụ thiết bị giám sát hành trình đăng ký chuyển đổi từ những gói cước 3G thông thường sang gói cước 3G chuyên biệt.

Đại diện Vụ Vận tải cho biết, các mạng di động đã thống nhất xây dựng gói cước 3G mới phù hợp với thiết bị giám sát hành trình và sớm trình Bộ TT - TT để có thể thực hiện trước ngày 16/11/2013.

Mức giá 10.000 đồng/tháng là phù hợp


Đại diện Chi hội Giám sát hành trình - Hiệp hội VTOT cho biết: Hiện, riêng MobiFone đã đưa ra gói cước MDT 10 (chi phí 10.000 đồng/tháng) khá phù hợp với DN vận tải.

Theo ông Nguyễn Đình Chiến - Phó Tổng Giám đốc MobiFone cho biết: “Đối với gói cước này, chúng tôi có bộ phận chăm sóc khách hàng riêng và khi gặp vấn đề gì thì các bên sẽ ngồi lại với nhau. Trước khi cung cấp dịch vụ, nhà mạng sẽ đưa SIM card cho khách hàng dùng thử từ 1 đến 2 tháng. Căn cứ vào lượng dữ liệu tiêu thụ bình quân, khách hàng sẽ lựa chọn các gói cước phù hợp nhất cho DN mình”. Theo MobiFone, nếu các DN không chọn đúng gói cước phù hợp thì chi phí sẽ đội lên rất lớn.

Trao đổi với phóng viên báo Tin Tức, đại diện Viettel cho biết: Viettel sẽ nghiên cứu đưa thêm gói cước giám sát phương tiện vận tải. Hiện nay nhà mạng cũng đang cung cấp 8 gói cước chuyên biệt cho lĩnh vực giám sát phương tiện vận tải với mức giá từ 15.000 đồng/tháng. Trong đợt điều chỉnh giá cước dữ liệu (data) vừa qua, Viettel không thay đổi giá cước và block tính cước của cả 8 gói dịch vụ này. “Hàng nghìn khách hàng đang sử dụng dịch vụ giám sát phương tiện vận tải của Viettel hoàn toàn không bị ảnh hưởng”, phía Viettel lý giải. Tuy nhiên, với phản ánh của một số DN cho rằng họ bị ảnh hưởng sau khi Viettel điều chỉnh giá data, phía Viettel đã kiểm tra và tìm ra nguyên nhân là do các DN cung cấp thiết bị giám sát hành trình đã sử dụng các gói Dcom, Mobile Internet thông thường. 
thiet bi dinh vi xe may
[Continue reading...]
 
Copyright © . THIẾT BỊ ĐỊNH VỊ - Posts · Comments
Theme Template by BTDesigner · Powered by Blogger